Độ Tuổi Nào Để Con Bắt Đầu Học Ngữ Pháp Tiếng Anh 

Sự đổi mới thể hiện rõ rệt trong nhu cầu học tiếng Anh, khi càng nhiều người nhận ra ngoại ngữ không chỉ phục vụ trong khuôn khổ trường học hay chốn công sở, mà còn là phương tiện để tiếp cận cuộc sống “không biên giới”. Nếu không biết  tiếng Anh, bạn sẽ không thể bắt kịp xu thế phát triển trong thế giới hiện đại này. Để bắt kịp với xu thế toàn cầu hóa, mỗi người chúng ta nói chung và các bậc phụ huynh nói riêng cần có định hướng cho con trẻ học tập trau dồi, bồi dưỡng, tiếng Anh từ bé. Vậy giai đoạn vàng để các bé tiếp xúc với ngoại ngữ hay “Độ tuổi nào để con bắt đầu học ngữ pháp tiếng Anh?” luôn là chủ đề được các bậc phụ huynh và mọi người quan tâm .

 1. Có phải tất cả trẻ em đều có khả năng học ngoại ngữ? 

độ tuổi học ngữ pháp- Có phải tất cả trẻ em đều có khả năng học ngoại ngữ

 Đúng như Maria Montessori  đã nói “Đúng là chúng ta không thể tạo ra thiên tài. Chúng ta chỉ có thể dạy trẻ nhỏ cơ hội phát huy những tiềm năng của chúng.” Mặc dù tiếng Anh có vai trò quan trọng nhưng không phải đứa trẻ nào cũng sẵn sàng tiếp thu một ngôn ngữ mới. 

* Vì sao trẻ không thích học ngoại ngữ? 

  • Bố mẹ tạo nhiều áp lực

Kỳ vọng quá lớn của bố mẹ âm thầm tạo nên gánh nặng cho bé với yêu cầu khắt khe về điểm số, thời gian ngắn muốn bé học nhiều và làm được học được những bào tiếng Anh khó. Những điều này tạo nên áp lực tạo nên nỗi sợ, chán ghét khi học tiếng Anh. 

  • Bất đồng ngôn ngữ       

Với độ tuổi thích tìm tòi và khám phá mọi thứ xung quanh, đa số các bé sẽ tiếp thu học hỏi tiếng Anh rất nhanh nhưng không phải hoàn toàn mà còn một số bé tỏ ra bối rối và sợ hãi vì không thể hiểu vào giao tiếp bằng ngôn ngữ mới. Một số trường hợp còn loạn ngôn lẫn lộn giữu tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh. Nếu rào cản này không được khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến việc học tập tiếng Anh. 

  • Chương trình học không thích hợp với lúa tuổi

Tìm kiếm một lộ trình học phù hợp với bé là một trong những điểm quan trọng nhất khi bố mẹ muốn cho trẻ bắt đầu với tiếng Anh. Tùy từng độ tuổi nên có phương pháp, lộ trình học thích hợp sẽ định hướng được cho các bé về cách tiếp xúc phù hợp đạt hiệu quả nhất, không tạo cảm giác bị ép buộc. Không chỉ vậy, với chương trình học thích hợp với độ tuổi còn có thể dẫn dắt các bé đi từ giai đoạn tiếp xúc đến việc yêu thích tiếng Anh và chủ động trong việc học.

Tương tự với việc phụ huynh lựa chọn sai chương trình học cho bé: Chương trình học không phù hợp với độ tuổi của con, quá nhiều lý thuyết khô khan, môi trường học làm con không hoà nhập được. Vì thế bố mẹ nên cân nhắc kỹ khi ra quyết định lựa chọn lộ trình học ngoại ngữ cho bé phù hợp với lứa tuổi. 

  • Bé ít ứng dụng trong cuộc sống 

Do ít có cơ hội giao tiếp, bố mẹ không dành thời gian trò chuyện cho bé ứng dụng những điều học hỏi dẫn đến cảm giác nhàm chán suy nghĩ, coi nhẹ ngoại ngữ . 

Xem thêm: Giải pháp nói tiếng Anh hiệu quả   

2. Độ tuổi nào để con bắt đầu học ngữ pháp tiếng Anh. 

 Tùy vào lứa tuổi của trẻ cha mẹ nên lựa chọn giáo trình học tiếng Anh để trẻ đạt kết quả tốt nhất tham khảo giáo trình theo lứa tuổi của một số trung tâm hàng đầu Việt Nam ta có giáo trình theo từng lứa tuổi cho trẻ như sau: 

2.1 Giai đoạn 1: Từ 3-5 tuổi : Tò mò khám phá thế giới xung quanh 

độ tuổi học ngữ pháp- Từ 3-5 tuổi : Tò mò khám phá thế giới xung quanh 

Đây là giai đoạn trẻ bập bẹ những tiếng nói đầu tiên, khả năng ngôn ngữ đang được hình thành và đặc biệt là rất nhạy cảm với hình ảnh và  âm thanh. Lúc này, bé sẽ có xu hướng tiếp nhận từ vựng để giao tiếp. Vì thế, ngoài tiếng mẹ đẻ ta nên kết hợp tiếng Anh để bé làm quen và tiếp xúc tạo phản xạ. Tuy nhiên, một số trường hợp khi cho trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ ở độ tuổi này là việc trẻ sẽ “loạn ngôn ngữ” hoặc nói rõ tiếng nước ngoài hơn tiếng Việt. Cha mẹ nên lựa chọn các trung tâm uy tín với giáo trình tiếp cận phù hợp với lứa tuổi cho bé. 

2.2 Giai đoạn 2: Từ 6-9 tuổi: tiếp nhận ngôn ngữ có chọn lọc 

độ tuổi học ngữ pháp

Ở độ tuổi này, tiếng mẹ đẻ đã được trẻ sử dụng tốt và trẻ đã biết nhận thức phân biệt tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ, đồng thời, khả năng nhận biết, phát  âm cũng còn khá tốt, giúp ích cho việc luyện phát âm trong quá trình học.

Giai doạn 6 đến 9 tuổi là thời điểm thích hợp để học tiếng Anh cho trẻ. Giai đoạn này trẻ vẫn rất ham chơi não bộ của trẻ sẽ có xu hướng ghi nhớ thông tin bằng hình ảnh và âm thanh tốt hơn so với việc ghi chép, học từ vựng trên mặt giấy. Vì thế, chương trình học kết hợp với các hoạt động như: chơi game nhẹ nhàng xếp chữ, đoán tên đoán tên đồ vật, xếp hình, tô màu, vẽ tranh, nghe nhạc, xem video tiếng Anh ,… sẽ giúp bé nhớ lâu và không cảm thấy chán. 

2.3 Giai đoạn 3: Từ 9-14 tuổi: kiến thức tổng hợp, kết hớp các phương pháp và kỹ năng. 

Từ 9-14 tuổi: kiến thức tổng hợp, kết hớp các phương pháp và kỹ năng. 

Đối với độ tuổi này, các bạn nhỏ đã có một số lĩnh vực yêu thích ham học hỏi tìm hiểu về chúng. Cho nên, những bài học tiếng Anh nên lồng ghép thêm những kiến thức này, ngoài việc tăng cường vốn từ ngữ pháp còn bổ sung thêm chi thức sẽ kích thích khả năng học tập và hứng thú cho các bạn. Từ đó, các bạn sẽ chủ động hơn trong việc tìm kiếm thông tin và tiếp thu chúng. 

2.4 Giai đoạn 4: Từ 14 tuổi: tiếng Anh chuyên sâu 

Giai đoạn 4: Từ 14 tuổi: tiếng Anh chuyên sâu 

Nếu đã tiếp xúc với tiếng Anh qua giáo trình chuẩn cho từng lứa thì đến thời điểm này, các bạn trẻ sẽ có vốn kiến thức để học các khoá tiếng Anh chuyên sâu như khoá học IELTS, TOEFL, chủ động giao tiếp với người nước ngoài nhằm chuẩn bị cho bước đường vào đại học hoặc du học. 

 Người ta đã bỏ ra rất nhiều thời gian, nỗ lực và tiền bạc để nghiên cứu vấn đề gây nhiều tranh cãi về độ tuổi nào để con bắt đầu học ngữ pháp tiếng Anh. Tuy nhiên vẫn chưa có kết quả rõ ràng vì gần như không thể tách rời yếu tố độ tuổi ra khỏi các yếu tố liên quan khác, như môi trường học tập, động lực và chất lượng giảng dạy. 

Hy vọng bài viết trên phần nào có thể giúp ba mẹ có thêm kiến thức và nắm được độ tuổi học ngữ pháp phù hợp cho con em mình.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.